Phỏm hay còn được gọi là tá lả được sáng tạo dựa trên bộ môn tổ tôm, sử dụng bộ bài tây 52 lá và có từ 2 đến 4 người chơi. Bộ môn Phỏm tá lả trở nên thịnh hành hiện nay và có thể chơi online trên các nền tảng ứng dụng hoặc các website trực tuyến. Cùng tìm hiểu về cách chơi và 1 số chiến thuật chơi hay chiến thắng dễ dàng trong bài viết sau nhé!

Các thuật ngữ hay dùng trong Phỏm, Tá lả
- Phỏm: Bộ 3 quân bài trở lên đồng chất có giá trị liên tiếp nhau, hoặc bộ 3, 4 cùng giá trị.
- Phỏm ngang (3 hoặc 4 lá): gồm các quân cùng 1 hàng ví dụ 3J, 4Q, 3K,…
- Phỏm dọc (sảnh, dây): gồm các quân bài liền nhau, ví dụ J♦-Q♦-K♦, A♠-2♠-3♠, 8♥-9♥-10♥-J♥,…
- Bài rác (bài lẻ): Những lá bài lẻ không thuộc Phỏm nào.
- Ù: Người chơi có 3 phỏm (tức là không có bài rác), đây là người giành chiến thắng tuyệt đối.
- Ù khan: để chỉ 1 người chơi có bài khôgn thể xếp thành cạ
- Nọc: Những lá bài còn dư lại sau khi đã chia đủ bài cho người chơi.
- Ăn chốt: Lượt đánh cuối cùng, đánh bài rác nhưng có người khác ăn lá bài đó.
- Gửi: Ở lượt chơi cuối, nếu bài rác của bạn có thể kết nạp vào Phỏm của người chơi đã hạ bài => Bạn có thể gửi lá bài đó đi, và lá bài này sẽ không bị tính điểm khi kết thúc ván.
- Đền: Ở lượt đánh cuối, người chơi ăn chốt của người trước => Thì bất kì người chơi nào sau lượt đánh của người đó mà Ù => Người chơi vừa ăn chốt sẽ bị đền. Người ăn chốt sau sẽ phải đền thay người ăn chốt trước. Ngoài ra, nếu người chơi bị ăn 3 lá bài liên tục => cũng bị tính là đền.
- Tái: Sau khi hạ bài, nếu trong bàn có người ăn, các quân bài đã đánh ra sẽ được chuyển chỗ và bạn được phép đánh thêm một lượt.
- Cạ: có 2 quân liền nhau hoặc cùng hàng chuẩn bị tạo phỏm
- Móm: là khi không có phỏm nào
- Quân chốt hạ: quân cuối cùng của vòng đánh thứ 3
- Né hạ: người chơi khi đánh hết 4 quân thì phải hạ phỏm. Thông thường ai cũng muốn hạ sau để có cơ hội “gửi quân” vào bài người khác nhằm hạ điểm. Khi có một người trong lượt đánh đó ăn quân khiến quân bài đã đánh ra được di chuyển sang người khác, làm giảm số quân hiện có nên người này chưa phải hạ bài, gọi là được né hạ.
- Vỡ nợ: Một người có “cạ” gồm những quân bài cao điểm như J, Q, K, muốn chờ tới cuối bài hi vọng bốc hoặc ăn được 1 quân phù hợp để có phỏm nhưng cuối cùng không được, phải hạ bài với số điểm cao do những quân bài đọng lại đó tạo ra, gọi là vỡ nợ. Người đọng bài cao nhiều thường điểm cao và rất ít khi về nhất.
>> Xem thêm: Chia sẻ 1 số mẹo chơi block jewel puzzle cực hay
Luật chơi Phỏm, Tá Lả chi tiết
Quy định chung
Mỗi người sẽ được chia 9 lá bài và người chia (hoặc người thắng) sẽ được 10 lá bài. Tất cả bài dư sau khi chia đặt ở giữa bàn chơi, không mở bài.
Giá trị từ cao đến thấp như sau: K> Q> J> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2 > A. Lá K là lớn nhất tương đương số điểm cao nhất (13 điểm) và A là bé nhất tương đương với số điểm thấp nhất (1 điểm)
Vòng chơi
Được tính theo vòng ngược chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ người chơi cầm 10 lá bài, thường chỉ có 4 vòng chơi trong Phỏm
1 người có thể ăn đến 3 lá trong 1 vòng
Để tiện cho người chơi biết ván bài đang ở trong vòng nào, khi 1 lá bài rác bị ăn, những lá bài rác được di chuyển ngược chiều kim đồng hồ, để rồi người cuối của vòng chơi luôn là người có ít bài rác nhất trong vòng.
Lưu ý thêm là nếu một người chơi 2 hay nhiều lần trong vòng cuối, người đó sẽ được quyền hạ phỏm trong mỗi lần chơi trong vòng đó.
>> Đọc thêm: Các cách chơi drawaria online cực sáng tạo
Cách chơi chi tiết
+ Người đầu tiên sẽ đánh ra 1 lá bài bất kỳ. Người tiếp theo sẽ ăn lá bài đó nếu lá bài hợp với các lá bài đang có tạo thành Phỏm; nếu không ăn thì bốc 1 lá bài trong Nọc.
+ Sau khi ăn/bốc bài, người chơi đánh ra 1 lá bài. Người tiếp theo lại ăn lá bài hoặc bốc bài từ Nọc.
=> Vòng chơi cứ tiếp tục như vậy đến khi kết thúc 4 lượt hoặc khi có 1 người Ù, sau đó sẽ tính điểm bài rác để xác định người chiến thắng.
Chú ý: Ở lượt chơi cuối cùng: Người chơi phải hạ tất cả Phỏm mình đang có, rồi gửi các lá có thể gửi vào Phỏm của người đã hạ bài, sau đó mới đánh quân bài cuối cùng. Bài rác còn lại để tính điểm.
Tính điểm
- Nếu trong bàn có người chơi Ù thì ván bài sẽ kết thúc.
- Sau 4 lượt chơi, nếu không có ai Ù thì các lá bài rác còn lại sẽ được cộng điểm để tính thắng – thua. Ai ít điểm nhất trong bàn sẽ là người thắng cuộc.
- Số điểm của mỗi lá bài là số trên lá bài đó, riêng các lá A, J, Q, K sẽ được tính điểm lần lượt là 1, 11, 12, 13.
- Trong trường hợp điểm số bằng nhau, người hạ bài sau sẽ bị xử thua.
- Người chơi bị Móm (không hạ được Phỏm nào) se bị tính là về bét.
Sau khi ván bài kết thúc, mỗi người sẽ tính điểm của mình bằng cách cộng điểm của tất cả các quân bài với quân J=11, Q=12, K=13 và A=1. Các quân bài còn lại có số điểm tương ứng với số của quân bài. Đối với ván bài 4 người, người ít điểm nhất sẽ về nhất, tiếp đó là người có điểm thấp nhì, thấp ba và cao nhất.
Trường hợp có nhiều người có điểm bằng nhau, người hạ bài trước sẽ được ưu tiên về bài trước người hạ sau. Người bị móm (hay cháy) thì xem như về vị trí cuối (vị trí thứ tư hay “bét”). Nếu trong ván bài có một người ù, thì người đó ngay lập tức về nhất và 3 người còn lại bị thua như nhau (không phân hạng).
Một số luật bên lề khác
- Ai mà đã nói ra tên quân bài nào thì phải đánh ra, không được phép thay đổi.
- Ai điểm thấp nhất sẽ thắng, nên đánh ra con càng cao càng tốt
- Gửi quân: Người hạ bài sau có quyền gửi quân vào phỏm của người hạ trước để nối dài “phỏm” đó nhằm mục đích tiêu bài, giảm điểm cho bài mình. Ví dụ người hạ trước hạ 3 quân J, người hạ sau có 1 quân J còn lại có thể gửi vào đó trước khi hạ phỏm của mình. Nếu là phỏm dọc Không hạn chế số quân gửi, có thể gửi càng nhiều càng tốt để giảm điểm
- Có thể đạt 0 điểm bằng nhiều cách: có 3 phỏm thường, có 1-2 phỏm dài, chỉ có 1-2 phỏm và “gửi quân” kế tiếp vào phỏm của người hạ trước để đánh ra hết bài…)
- Thêm vòng: thông thường cả bốn người đã đánh hết 4 lượt quân thì hết bài. Nhưng nếu ở lượt cuối, người hạ bài trước lại ăn được quân bài cuối cùng của người hạ cuối đánh ra (và có thêm phỏm) thì bài úp vẫn còn, và do đó tới lượt của người tiếp theo bốc bài – đó là quân bài thứ 5 mà người đó bốc trong ván. Hoặc trong ván ít người chơi, sau 4 vòng đánh vẫn thừa bài úp. Như vậy gọi là thêm vòng (hay “tời vòng”). Những trường hợp thêm vòng có thể xảy ra cùng với ù khan.
- Ù tròn: thông thường khi hạ phỏm là kèm theo việc đánh ra 1 quân bài. Nhưng nếu ở vòng cuối xảy ra “thêm vòng”, người đã hạ bài và gửi một số quân, còn lại 2 quân bài; sau đó người này lại bốc hoặc ăn được 1 quân bài phù hợp để có thêm phỏm. Nhưng với lượt hạ phỏm thêm này, người đó chỉ có đúng 3 quân tạo phỏm mà không có quân đánh ra, bài vừa hết để đạt 0 điểm, như vậy gọi là “ù tròn” (chỉ ra nguyên phỏm mà ù, không đánh bài ra). Một số trường hợp người chơi quy định cho phép ù khan, một số khác không cho ù tròn, tùy theo thỏa thuận giữa những người chơi.
- Đền: Nếu một người chơi (A) cho người kế tiếp (B) ăn 3 lá bài, (B) sẽ ù, và (A) phải đền thay cho tất cả những người thua
Một số mẹo chơi Tá lả, phỏm chiến thắng dễ dàng
Chơi câu bài: Có 2 cách chơi là chơi sảnh và chơi câu bài. Nếu không ù, việc phân định người thắng thua sẽ dựa vào tổng điểm của bài rác, do đó nếu giữ những con có giá trị cao như J, Q, K thì bạn sẽ khó chiến thắng.
Do đó, cách chơi đánh những con bài có giá trị lớn trước là cách chơi khôn ngoan, được nhiều người áp dụng gọi là chơi câu bài.
Chơi xé cạ: Cách chơi này buộc bạn phải quan sát, đoán được bài đối thủ để dụ họ đánh ra con bài mình đang cần.
Đánh phá phỏm: Trường hợp không có khả năng ù thì bạn quan sát để ăn quân chốt của đối thủ.
Học đếm và nhớ bài: Bạn cần quan sát để ghi nhớ các lá bài đối thủ đã ra, từ đó đưa ra chiến thuật đánh/để lại lá bài nào.